Các bước thực hiện quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa:
VietAviation Cargo chia sẻ các bước thực hiện quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa qua bài viết sau đây:
Bước 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Hai bên trước khi thực hiện ký kết hợp đồng ngoại thương, các bên thực hiện thương thảo và đàm phán các nội dung hợp đồng.
Theo đó, hai bên sẽ thỏa thuận những điều kiện liên quan. Trong đó có một số điều khoản chính như sau:
- Mô tả hàng hóa: Tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, đơn giá, thời gian giao hàng, địa chỉ giao hàng
- Cách đóng gói
- Điều kiện bảo hành
- Điều kiện thanh toán: thời hạn, phương thức thanh toán: bằng điện chuyển tiền (TT) hay tín dụng thư (L/C)…
- Điều kiện giao hàng (Điều kiện Incoterms: CIF, FOB, EXW…), Thời gian giao hàng, …
- Điều kiện về các giấy tờ đi kèm như: C/O – chứng nhận xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu, Phyto, Health, chứng nhận số lượng, chất lượng….
- Bảo hiểm hàng hóa
- Khiếu nại và giải quyết tranh chấp
Bước 2: Thuê vận chuyển
Nếu bạn ký kết hợp đồng theo điều kiện nhóm C hoặc D thì không cần phải book cước vận chuyển hàng hóa. Nhà xuất khẩu sẽ phụ trách nghiệp vụ thuê vận chuyển. Trách nhiệm của các bên sẽ phụ thuộc vào các điều khoản được ký kết trong hợp đồng.
Theo điều kiện FOB, bạn sẽ tự thu xếp chặng vận tải biển & mua bảo hiểm cho hàng. Bạn cũng cần lưu ý, với cả 2 điều kiện này. Trách nhiệm của người bán hàng sẽ đều chấm dứt khi hàng qua lan can tàu ở cảng xếp.
Nếu bạn ký hợp đồng theo điều kiện incoterms nhóm E hoặc F thì vấn đề cước vận tải và thuê tàu sẽ do bạn sẽ phụ trách. Và phải tìm một đơn vị để hợp tác vận chuyển lô hàng của bạn về Việt Nam.
Ngoài ra nên kiểm tra trước cả các chứng từ khác như Invoice, Packing list, C/O nháp để bạn kiểm tra khớp thông tin trên chứng từ và hợp đồng.
Bước 3: Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu
Nếu bạn làm lần đầu thì cần đăng ký thông tin với cơ quan Hải quan.
1. Đăng ký chữ ký số, đăng ký tài khoản VNACSS với Tổng cục Hải quan
Chữ ký số là đại diện cho doanh nghiệp, như là một con dấu. Chữ ký số dùng để khai hải quan.
Bạn nên đăng ký chữ ký số ở các đơn vị dịch vụ uy tín và trước ngày khai báo hải quan để tránh trường hợp bạn cần xử lý gấp.
Cách để có thông tin Vnacss:
– Khi bạn mua chữ ký số, bạn nhờ bên bán chữ ký số đăng ký các thông tin với Tổng cục hải quan luôn. Và cung cấp cho bạn thông tin Vnacss.
– Bạn tự đăng ký và khai báo với Tổng cục hải quan. Hãy vào trang web Tổng cục hải quan và dowload hướng dẫn đăng ký một cách đầy đủ và chính xác.
2. Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa
Để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa trong bước này, cần có bộ chứng từ để làm hồ sơ hải quan. Thông thường sau khi hàng xếp lên tàu tại cảng nước ngoài, người bán hàng gửi cho bạn một bộ chứng từ gốc.
Bộ chứng từ thường bao gồm:
• Bộ vận tải đơn (Bill of Lading): 3 bản chính
• Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)- 3 bản chính
• Bản kê chi tiết hàng hoá (Packing List): 3 bản chính
• Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin): có thể theo mẫu D, E, AK… để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.
• Ngoài ra còn một số giấy tờ khác như: chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn bảo hiểm, hun trùng, kiểm dịch … nếu có.
3. Mở tờ khai và nộp hồ sơ hải quan
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn mở phần mềm và thực hiện khai báo thông tin trên phần mềm.
Sau khi truyền tờ khai bằng phần mềm. Bạn cần in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan (chi cục quản lý cảng dỡ hàng hoặc kho CFS đang lưu giữ hàng).
Tùy theo kết quả truyền tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ, mà bộ chứng từ cần nhiều hay ít. Khi truyền chính thức sẽ xuất hiện 3 trường hợp:
Trường hợp 1: Tờ khai được phân loại luồng xanh
Hàng hóa của bạn sẽ được thông quan ngay sau khi bạn nộp thuế XNK. Và không cần nộp bộ hồ sơ cho hải quan kiểm tra.
Trường hợp 2: Tờ khai được phân loại luồng Vàng
Bạn sẽ phải nộp bộ hồ sơ cho hải quan kiểm tra. Khi hải quan kiểm tra hồ sơ đạt yêu cầu, không có nghi ngờ. Thì hàng hóa của bạn sẽ được thông quan ngay sau khi nộp thuế XNK
Trong trường hợp luồng Vàng, hồ sơ hải quan gồm:
- Bộ tờ khai hải quan & phụ lục (nếu nhiều mục hàng): 01 bản in
- Hóa đơn thương mại: 01 bản sao
- Vận đơn: 01 bản sao
- Hóa đơn cước biển (với điều kiện FOB): 01 bản sao
- Chứng từ khác: CO, kiểm tra chất lượng (nếu có)…Bạn đem bộ hồ sơ tới đúng chi cục hải quan để làm thủ tục. Đồng thời đừng quên nộp thuế để được thông quan.
Trường hợp 3: Tờ khai được phân luông Đỏ
Bạn sẽ phải nộp bộ hồ sơ cho hải quan kiểm tra và khui hàng tại cảng hoặc sân bay hoặc kho hàng để hải quan kiểm tra. Tùy theo mức độ, hàng của bạn có thể bị kiểm 100% hay 10%, 5%. Khi kiểm tra hàng hóa xong, đúng như khai báo và bạn đã nộp thuế XNK thì hàng của bạn được thông quan thôi.
Sau đó, bạn xuống cảng đổi lệnh và trình ký hải quan cổng, bãi.
Như vậy là xong công việc thủ tục nhập khẩu hàng hóa liên quan tới cơ quan hải quan.
Bước 4: Chuyển hàng về kho
Sau khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu xong, lúc này bạn chỉ cần bố trí phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho của mình.Thường thì, chủ hàng có thể thuê xe container (hàng nguyên container – FCL) hoặc xe tải nhỏ (với lô hàng lẻ LCL), chuyển cho họ lệnh giao hàng mà đơn vị vận tải biển cấp (hãng tàu hoặc công ty forwarding).
Nhà xe sẽ vào cảng hoặc kho CFS làm nốt thủ tục hải quan tại kho bãi, rồi lấy hàng chở về địa điểm đích cho bạn.Nhiều chủ hàng e ngại việc thủ xếp nhiều công đoạn, và muốn tìm công ty giao nhận vận tải làm trọn gói tất cả các khâu dịch vụ: vận tải biển, thủ tục hải quan, vận tải bộ…
Trên đây là Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Hy vọng bài viết của VietAviation Cargo sẽ hữu ịch tới bạn.
Một số bài viết liên quan:
Tư vấn xuất nhập khẩu – hoàn toàn miễn phí
Tại sao bạn nên chọn dịch vụ nhập hàng từ Trung Quốc của VietAviation?
VietAviation Cargo giải đáp các câu hỏi về chuyển phát nhanh quốc tế
CÔNG TY TNHH VẬN TẢI HẬU CẦN HÀNG KHÔNG VIỆT
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
☎ Hotline: 0842001900 – 0908.315.806
📍 Văn Phòng: 51B Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM
📫 Email: booking@vietaircargo.asia
🌐 Website: www.vietaircargo.asia