Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực khá rộng nên khó có thể gói gọn trong nội dung một bài viết. Để đơn giản, tôi sẽ chỉ nói tóm tắt về cách thức làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá, theo điều kiện nhập kinh doanh.
Với những loại hình khác như nhập gia công, sản xuất xuất khẩu, đầu tư, tạm nhập tái xuất…, thủ tục nhập khẩu hàng hóa sẽ phức tạp hơn nên sẽ được trình bày riêng trong những bài viết khác.
Nhập khẩu hàng hoá được hiểu như thế nào?
Khi một cá nhân hoặc tổ chức thực hiện nhập kinh doanh, họ mua các sản phẩm hoặc dịch vụ từ nguồn cung cấp ở nước ngoài và sau đó đưa chúng vào thị trường trong nước để bán lại hoặc sử dụng. Quá trình này có thể liên quan đến việc thực hiện thủ tục hải quan, trả thuế và phí nhập khẩu, cũng như tuân theo các quy định và luật pháp liên quan đến thương mại quốc tế. Nhập kinh doanh có thể mang lại lợi ích kinh tế cho một quốc gia bằng cách cung cấp sự đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra việc làm, thúc đẩy cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Một số ví dụ minh họa cho loại hình nhập kinh doanh để bạn tiện so sánh tham khảo:
- Nhập khẩu hàng thiết bị thể thao, đồ dùng nhà bếp, dây điện từ Trung Quốc về Việt Nam để bán tại các cửa hàng;
- Nhập khẩu hạt nhựa từ Thái Lan để sản xuất sản phẩm nhựa tiêu thụ tại Việt nam
- Nhập khẩu gỗ từ Lào về để sản xuất đồ gỗ (dùng nội địa)
- Nhập thịt bò từ Nhật về để bán tại siêu thị
- v.v
Hàng cấm nhập, xin giấy phép?
Rõ ràng, khi chuẩn bị nhâp hàng, bạn cần trả lời rõ những câu hỏi dưới đây.
- Hàng có bị cấm nhập khẩu không?
- Hàng có cần giấy phép nhập khẩu không? Nếu có, của cơ quan nào?
- Hàng có cần kiểm tra chất lượng không? Nếu có, của cơ quan nào?
Việc tìm hiểu này quan trọng, tránh nhập phải mặt hàng cấm, hoặc không đủ thời gian xin giấy phép. Việc xin giấy phép thường bao gồm việc cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm; nguồn gốc, thành phần; mục đích sử dụng và các tài liệu liên quan khác. Cơ quan chức năng sau đó sẽ xem xét thông tin này để quyết định liệu việc nhập khẩu hàng cấm có được phép hay không.
Sau bước kiểm tra trên; khi mặt hàng muốn nhập không bị cấm; không cần giấy phép; hoặc sẽ thu xếp được giấy phép; bạn có thể yên tâm tìm hiểu tiếp các bước tiếp theo của thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Dưới đây, VietAviation tóm tắt theo trình tự (tương đối) về thời gian để bạn tiện theo dõi. Đây cũng là cách mà tôi thường tư vấn cho khách hàng khi họ chưa nắm rõ và muốn tìm hiểu chi tiết hơn.
Ký hợp đồng ngoại thương
Bước đầu tiên là việc đàm phán ký kết hợp đồng mua hàng với đối tác nước ngoài. Hợp đồng ngoại thường thường bao gồm các điều khoản pháp lý và cam kết, giúp đảm bảo rằng các bên tuân thủ các quy định và luật pháp quốc tế liên quan đến việc hợp tác và giao dịch. Hợp đồng quốc tế cho phép doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới và tiềm năng, tạo điều kiện cho việc mở rộng kinh doanh và tăng doanh số bán hàng.
Theo đó, hai bên sẽ thỏa thuận những điều kiện liên quan, trong đó có một số điều khoản chính như sau:
- Tên hàng
- Quy cách hàng hóa
- Số lượng / trọng lượng hàng
- Giá cả
- Cách đóng gói
Và một số điều khoản quan trọng khác:
- Điều kiện giao hàng (CIF, FOB, EXW…),
- Thời gian giao hàng
- Thanh toán: thời hạn, phương thức thanh toán: bằng điện chuyển tiền (TT) hay tín dụng thư (L/C)…
- Chứng từ hàng hóa người bán phải gửi người mua
Vận chuyển hàng
Đến bước này, hai bên sẽ thu xếp vận chuyển hàng theo điều kiện đã thỏa thuận. Trách nhiệm của mỗi bên đến đâu, sẽ theo quy định trong hợp đồng.
Bạn có thể căn cứ vào điều kiện giao hàng nêu trên (FOB, CIF…), và tham khảo trong Các điều kiện thương mại quốc tế – Incoterms (bản 2000 hoặc 2010), để biết hàng hóa chuyển giao cho mình từ thời điểm nào, và trách nhiệm của mình gồm những gì.
Các hình thức vận chuyển hàng hoá phổ biến và hiệu quả:
- Vận tải đường bộ (Road Transportation): Vận chuyển hàng hoá bằng xe tải trên mặt đường. Đây là một hình thức vận chuyển linh hoạt và phổ biến để di chuyển hàng hoá trong cùng một khu vực hoặc qua các quốc gia.
- Vận tải hàng không (Air Transportation): Sử dụng máy bay để vận chuyển hàng hoá với tốc độ cao, phù hợp cho hàng hoá cần giao tới nơi một cách nhanh chóng.
- Vận tải biển (Maritime Transportation): Sử dụng tàu để vận chuyển hàng hoá qua biển. Đây là lựa chọn phổ biến cho việc vận chuyển hàng hoá lớn và cỡ lớn qua các tuyến đường biển.
- Vận tải đa phương tiện (Intermodal Transportation): Sự kết hợp của nhiều hình thức vận chuyển, chẳng hạn như vận tải đường bộ và vận tải biển, để tận dụng ưu điểm của mỗi hình thức trong quá trình vận chuyển.
Làm thủ tục hải quan
Làm thủ tục hải quan là quá trình xử lý các thủ tục pháp lý, quản lý hành chính và tài chính liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá qua biên giới quốc gia. Việc tuân theo các quy định hải quan là cần thiết để đảm bảo rằng hàng hoá được vận chuyển và giao nhận một cách hợp pháp, an toàn và tuân thủ luật pháp
Để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa trong bước này, cần có bộ chứng từ để làm hồ sơ hải quan. Thông thường sau khi hàng xếp lên tàu tại cảng nước ngoài, người bán hàng gửi cho bạn một bộ chứng từ gốc.
Số lượng & loại giấy tờ sẽ quy định rõ trong hợp đồng mua bán, và thường gồm các chứng từ sau:
- Bộ vận tải đơn (Bill of Lading): 3 bản chính
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)- 3 bản chính
- Bản kê chi tiết hàng hoá (Packing List): 3 bản chính
- Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin): có thể theo mẫu D, E, AK… để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.
- Ngoài ra còn một số giấy tờ khác như: chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn bảo hiểm, hun trùng, kiểm dịch … nếu có.
Chuyển hàng về kho
Sau khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu xong, lúc này bạn chỉ cần bố trí phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho của mình. Nhiều chủ hàng e ngại việc thủ tục nhập khẩu hàng hoá xếp nhiều công đoạn, và muốn tìm công ty giao nhận vận tải làm trọn gói tất cả các khâu dịch vụ: vận tải biển, thủ tục hải quan, vận tải bộ. Chính vì thế, VietAviation là một trong các nhà vận chuyển quốc tế; thủ tục nhập khẩu hàng hoá luôn được đảm bảo.
Xem thêm các bài viết >>>>>
VietAviation – Top 10 công ty vận chuyển hàng Trung Quốc – Việt Nam