Phát triển logistics là nền tảng để Bình Dương bứt phá về kinh tế

Logistic Bình Dương

Phát triển bền vững hệ thống logistics “xương sống” là nền tảng để Bình Dương thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy liên kết vùng và hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm 2022, xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Bình Dương. Chỉ riêng 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt hơn 29 tỷ USD, nhập khẩu đạt hơn 21 tỷ USD, duy trì thặng dư thương mại 8 tỷ USD.

 

Cầu nối hội nhập

Nhiều năm qua, Bình Dương duy trì thành tích tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Địa phương cũng được nhìn nhận là tỉnh công nghiệp đi đầu của cả nước, đặc biệt là luôn chủ động thúc đẩy xuất nhập khẩu đến thị trường thế giới.Bình Dương cũng khẳng định quyết tâm trở thành trung tâm vệ tinh, nơi tập kết hàng hóa và dịch vụ logistics, đồng thời hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa, thúc đẩy phân phối, xuất khẩu ra nước ngoài, tạo ra các trung tâm logistics có quy mô cấp khu vực trên địa bàn.

Bên cạnh lợi thế là tỉnh công nghiệp phát triển và đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI, Bình Dương đã thành công trong việc thu hút cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, khai thác dịch vụ logistics với hệ thống kho, bãi, phương tiện vận chuyển liên tục được đầu tư mới, mở rộng, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp.Theo PGS Hòa, hệ thống logistics là cầu nối đưa chuỗi cung ứng hàng hóa từ nhà sản xuất đến các thị trường tiêu thụ, thúc đẩy dòng chảy giao dịch kinh tế hàng hóa, dịch vụ cho địa phương.

Đồng thời, logistics còn đóng vai trò xúc tiến thương mại, đầu tư quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế, giúp giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm; tăng năng lực giao hàng tại tỉnh này.

Thách thức nguồn nhân lực

Xuyên suốt chủ trương lấy công nghiệp làm nền tảng, Bình Dương đã thể hiện quan điểm nhất quán khi xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp gắn với đô thị hóa, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Các khu công nghiệp của tỉnh chiếm 1/4 diện tích khu công nghiệp phía nam, đây cũng là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp, đứng thứ 2 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chỉ sau TP.HCM.

Hiện tại có khoảng gần 80 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực logistics tại các khu công nghiệp trên địa bàn như vận tải và cho thuê container, xây dựng và cho thuê nhà xưởng, kho bãi; dịch vụ đóng gói; tư vấn hỗ trợ xuất nhập khẩu; giao nhận và khai báo hải quan…

Tiếp cận xu hướng logistics thế giới

Để phát triển bền vững hệ thống logistics tại Bình Dương, PGS Hồ Thị Thu Hòa nhận định tỉnh cần ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử vào hệ thống thông tin quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến. Chiến lược phát triển logistics của Bình Dương phải gắn liền với quy hoạch phát triển liên kết vùng kinh tế và quốc gia. Đồng thời, bà Hòa cho biết việc áp dụng phương thức tự động hóa sẽ góp phần thay đổi cách thức logistics hoạt động, và tăng tính an toàn, hiệu quả và chất lượng cao hơn.

 

Leave Comments

0842001900
0842001900