BẢNG CHỈ DẪN AN TOÀN HÓA CHẤT MSDS TRONG LOGISTICS.

Vận Tải Hậu Cần Hàng Không Việt

Bảng Chỉ Dẫn An Toàn Hóa Chất MSDS 

MSDS (Material Safety Data Sheet) thường được áp dụng cho những mặt hàng có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như cháy nổ, hóa chất dễ ăn mòn, hàng hóa có mùi… MSDS có tác dụng chỉ dẫn cho người vận chuyển thực hiện các quy trình an toàn hàng hóa trong quá trình sắp xếp hàng, hoặc xử lý hàng khi gặp sự cố.

MSDS là gì? Có những nội dung quan trọng nào?

Một loại chứng từ thường gặp trong bộ hồ sơ xuất nhập khẩu là MSDS, hay còn gọi là Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất.

Vậy MSDS là gì? Ứng dụng thế nào trong xuất nhập khẩu hàng hóa?

Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái niệm và các vấn đề xoay quanh thuật ngữ này.

Đầu tiên, MSDS là viết tắt của cụm từ Material Safety Data Sheet, tức là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Đây là một văn bản chứa các thông tin của một loại hóa chất nào đó. Mục đích của tài liệu này là để giúp cho những người làm việc tiếp xúc gần với loại hóa chất đó có thể chủ động đảm bảo an toàn cũng như xử lý tình huống khi bị ảnh hưởng.

hàng nguy hiểm
hàng nguy hiểm
  1. Ai Sẽ Là Người Làm MSDS?

MSDS sẽ do shipper  cung cấp để khai báo. Một MSDS hoàn chỉnh yêu cầu chính xác từ thông tin sản phẩm, tên gọi. Cho đến các thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức được phép vận chuyển (qua đường hàng không hoặc đường biển).

Một MSDS cần có mộc tròn của công ty sản xuất hoặc công ty phân phối sản phẩm, hoặc người gửi có vai trò pháp lý. Đó là lý do vì sao một MSDS giả sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật. Lô hàng kèm theo MSDS sẽ gửi từ các đơn vị đại lý vận chuyển. Sau đó chuyển qua DHL, FedEx, TNT, UPS,… Tiếp theo Hải quan An ninh hàng không sẽ có trách nhiệm kiểm tra thực tế MSDS và hàng hoá. Nếu sai phạm, người gửi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm: Lô hàng sẽ bị tạm giữ, yêu cầu lập biên bản, đóng phạt sau đó hàng hoá có thể được trả về hoặc có thể bị huỷ.

  1. Thành Phần

Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) phải bao gồm ít nhất là các mục sau:

  • Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác cũng như các số đăng ký CAS, RTECS…;
  • Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị,….

MSDS gồm những nội dung gì?

Trong giao dịch mua bán quốc tế, MSDS sẽ do người gửi hàng (Shipper) cung cấp. Shipper có thể là công ty thương mại, công ty sản xuất, hoặc nhà phân phối… Vì vậy không có mẫu chung bắt buộc hay quy tắc nào cho hình thức của 1 MSDS. Tuy nhiên 1 MSDS đầy đủ nội dung thì có thể gửi cho người bán.

Mục đích & công dụng của MSDS

Dựa vào khái niệm tôi vừa nêu, hẳn bạn đã hình dung được phần nào công dụng của MSDS, chúng ta cùng liệt kê nhé:

Cảnh báo về các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng, các quy trình phải tuân thủ khi tiếp xúc.

Cách xử lý nếu không may xảy ra sự cố.

Xây dựng phương án vận chuyển, xếp dỡ.

Xây dựng phương án bảo quản trên tàu và tại kho bãi của cảng sao cho không gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới hàng hóa khác.

Là một chứng từ mà hải quan có thể sẽ yêu cầu cung cấp bổ sung vào bộ hồ sơ xuất nhập khẩu.

 

VẬN TẢI HẬU CẦN HÀNG KHÔNG VIỆT – GIÁ CƯỚC RẺ CHO NGƯỜI VIỆT

 

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ sau:

Chuyến tuyến đi Mỹ

Chuyển phát nhanh trong nước

Chuyển phát nhanh quốc tế

——————————————————-

VIETAVIATION CARGO COMPANY
☎ Liên hệ: 084 200 1900
? Văn phòng: 51B Hồng Hà , phường 2, quận Tân Bình, TP HCM
? Email: booking@vietaircargo.asia
Tham khảo nhiều thông tin về logistics qua: VietAviation ; Vietairfreight

 

Leave Comments

0842001900
0842001900