I. Nguyên nhân 

Lượng khí thải carbon khổng lồ từ các mạng lưới vận tải biển toàn cầu. Những mạng lưới đan xen khắp các đại dương và giữ cho nền kinh tế thế giới phát triển. Đang được giới hữu trách xem xét kỹ lưỡng trong tuần này; giữa bối cảnh mà các quốc gia phải nỗ lực đưa ra những biện pháp cắt giảm ô nhiễm vốn đang khiến cho trái đất trở nên nóng hơn.

Trong một cuộc họp quan trọng được tổ chức bởi Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO). Nhiều quốc gia đang đứng dưới áp lực phải đồng thuận với các mục tiêu giảm phát thải đầy tham vọng và xem xét đánh thuế ô nhiễm theo ngành. Hiện nay, ngành vận tải biển đang thải ra lượng khí nhà kính tương đương với ngành hàng không.

Cuộc họp của Ủy ban Bảo vệ Môi trường Biển IMO (MEPC); đang được tổ chức tại Luân Đôn từ ngày 3 đến ngày 7/7; có khả năng khiến các quốc gia dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Đặc biệt là các quốc đảo và quần đảo ở Thái Bình Dương. Và một số quốc gia giàu có hơn sẽ ở vào thế đối đầu với các nước xuất khẩu lớn như Trung Quốc.

“Khủng hoảng khí hậu là mối đe dọa hiện hữu đối với các quốc đảo nhỏ đang phát triển ở Thái Bình Dương và nhiều quốc gia khác. Nhưng có thể được xem là ít cấp bách hơn đối với các quốc gia có nguồn tài nguyên vượt trội”. Ông Michael Prehn, đại sứ của Quần đảo Solomon tại IMO; nói với hãng thông tấn AFP.

“Đây là lý do tại sao các quốc đảo ở Thái Bình Dương đã liên tục thúc đẩy mục tiêu cao nhất có thể trong việc điều tiết khí hậu.”

 

II. Mục tiêu phát thải bằng 0 (“Net-zero”)

Ngành vận tải biển đối mặt thách thức từ biến đổi khí hậu

Ngành vận tải biển; nhân tố đang chịu trách nhiệm cho khoảng 2% lượng khí thải nhà kính toàn cầu; là ngành được đánh giá là đi chệch hướng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Những nỗ lực khử carbon trong ngành cho đến nay chủ yếu đến từ quyết định của IMO vào năm 2018. Yêu cầu các doanh nghiệp vận tải biển giảm 50% lượng khí thải CO2 vào năm 2050. So với mức ghi nhận vào năm 2008.

Nhưng mục tiêu này được xem là chưa thỏa đáng với mức độ phát thải toàn cầu; so với các ngành công nghiệp khác. Bao gồm cả hàng không; ngành đang hướng đến mục tiêu phát thải bằng 0 vào cùng thời hạn 2050.

Nhóm các quốc gia ủng hộ các biện pháp cắt giảm tham vọng hơn mong muốn IMO. Điều chỉnh các mục tiêu của tổ chức này; tương đồng với giới hạn nóng lên toàn cầu theo Thỏa thuận Paris là 1.5°C.

Khoảng 45 quốc gia — bao gồm Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Anh, Fiji. Quần đảo Marshall và Na Uy — ủng hộ mục tiêu “Net-zero” cho ngành vận tải biển vào năm 2050.

Đa số các quốc gia này cũng đồng thuận với việc đưa ra một mục tiêu trung gian vào năm 2030.

Tuy nhiên; theo các nhà quan sát tại các cuộc đàm phán bắt đầu vào cuối tháng 6 trước khi cuộc họp chính thức của MEPC diễn ra. Thì các quốc gia xuất khẩu, đặc biệt là Brazil và Trung Quốc, đã phản đối mạnh mẽ sự điều chỉnh như vậy.

Một công hàm do Trung Quốc soạn thảo; và AFP được xem; đã xem các đề xuất là “không thực tế” và là nỗ lực của các nước phát triển. Nhằm tăng khả năng cạnh tranh kinh tế của họ bằng cách tăng chi phí vận chuyển.

III. ‘Không cần bàn’

Vsico - 16 Loại Container trong ngành vận tải.

Đội tàu biển toàn cầu hiện vận chuyển 90% hàng hóa thương mại trên toàn thế giới; và thải ra khoảng một tỷ tấn khí nhà kính mỗi năm, tương đương với lượng phát thải từ Đức hoặc Nhật Bản.

Ông Nicolas Entrup, Giám đốc quan hệ quốc tế của tổ chức bảo vệ biển OceanCare; cho biết mục tiêu không phát thải khí nhà kính từ hoạt động vận tải biển vào giữa thế kỷ này. Cùng với các mục tiêu trung gian, sẽ là “bước tiến cần thiết cho nhân loại”.

Ông nhận định: “Không cần bàn cãi gì nữa để đưa các mục tiêu về khí thải của IMO phù hợp với các mục tiêu trong Thỏa thuận Paris. Chúng ta không thể chấp nhận một lộ trình ít tham vọng hơn được.”

Ông nói thêm; một phương án tức thời để giảm lượng khí thải là giảm tốc độ chạy tàu để những con tàu có thể tiêu thụ ít nhiên liệu hơn trước.

Trong số các đề xuất đến từ các quốc gia khác nhau; EU muốn đạt được “Net-zero” vào năm 2050; với lượng khí thải giảm 29% vào năm 2030 và 83% vào năm 2040.

Các quốc gia như Mỹ, Canada; các quốc gia quần đảo dễ bị ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu như Quần đảo Marshall và Quần đảo Solomon. Muốn đi xa hơn như vậy, với mức cắt giảm khí thải đến 96% vào năm 2040.

Các nhà quan sát nói rằng trong khi một số quốc gia vẫn còn đang lưỡng lự. Thì Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Quốc gia sẽ đăng cai tổ chức hội nghị khí hậu COP28 của Liên hợp quốc trong năm nay đã ủng hộ mục tiêu không phát thải vào năm 2050. Động thái làm dấy lên hy vọng về một sự đồng thuận về vấn đề này.

 

IV. Thuế phụ thu toàn cầu

 

Nhưng với một đề xuất quan trọng khác; áp dụng một khoản thuế phụ thu toàn cầu đối với khí thải từ vận tải biển; sẽ khó đạt được sự đồng thuận hơn.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ủng hộ ý tưởng này tại Hội nghị thượng đỉnh; về tài chính khí hậu tổ chức hồi tháng 6 vừa qua ở Paris. Nhưng cũng ghi nhận rằng loại phụ thu này sẽ cần sự đồng thuận từ Trung Quốc. Mỹ và các quốc gia châu Âu khác để có thể trở thành hiện thực.

Sau các cuộc đàm phán sơ bộ của IMO; một nguồn tin cho biết số lượng các quốc gia hỗ trợ với loại thuế này đã tăng lên tới 70. Nhưng các nhà xuất khẩu lớn bao gồm Brazil; Trung Quốc và Úc đã phản đối. Đại diện từ Brazil đã lập luận rằng thuế này sẽ chỉ gây tổn hại đến an ninh lương thực và trừng phạt các nước đang phát triển.

Ngoài ra, phiên đàm phán cũng ghi nhận bất đồng về việc các khoản thu từ thuế này sẽ được chi tiêu như thế nào. Có tranh luận về việc liệu tiền thu được; có nên được sử dụng chỉ gói gọn trong vấn đề khử carbon trong lĩnh vực vận tải biển. Hay liệu một số tiền nhất định nên được dùng để hỗ trợ các quốc gia phải ứng phó với các tác động của khí hậu.

Khoản thu từ thuế phụ thu này có thể sẽ là rất đáng kể.

Quần đảo Marshall và Quần đảo Solomon; những quốc gia đã vận động đánh thuế phụ thu trong ròng rã một thập kỷ vừa qua. Đang đề xuất mức thuế là 100 USD/tấn; với số tiền thu được sẽ dùng để hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương từ biến đổi khí hậu.

Theo Ngân hàng Thế giới; mức thu như vậy có thể tạo ra nguồn thu đến hơn 60 tỷ USD mỗi năm.

——————————————————————————–
CÔNG TY TNHH VẬN TẢI HẬU CẦN HÀNG KHÔNG VIỆT
Vận Tải Hậu Cần Hàng Không Việt, Giá Cước Rẻ Cho Người Việt. 
☎ Liên hệ: 084 200 1900
? Văn phòng: 51B Hậu Giang , phường 4, quận Tân Bình, TP HCM
? Email: booking@vietaircargo.asia
Tham khảo nhiều thông tin về logistics qua: Vietsupplychain;  Vietairfreight
Xem thêm các bài viết liên quan >>>>>>>

Dich vụ đặt mua và vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc

Dịch vụ gửi hàng đi Mỹ giá cước tốt nhất 

VietAViation chuyên vận chuyển hàng hoá đế Trung Quốc

Chuyển phát nhanh VietAViaiton uy tín

Chuyên order và nhập hàng từ Trung Quốc

Chuyên dịch vụ gửi hàng đi Mỹ giá tốt