
Có những loại hàng nguy hiểm nào?
Liên hợp quốc (United Nations-UN) liệt kê ra 9 loại (class) hàng nguy hiểm. Các bên dựa vào đó cần phải biết hàng hóa của mình có phải là hàng nguy hiểm không, và nếu là nguy hiểm thì thuộc loại (class) nào. Dưới đây là danh sách 9 loại hàng nguy hiểm của Liên hợp quốc:
Các bạn có thể đọc thêm bài viết 9 nhóm hàng hóa nguy hiểm IATA cho hàng không để biết thêm chi tiết về các loại hàng nguy hiểm do IATA phân loại.
Top 3 hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods) được vận chuyển bằng hàng không
Trong 1.25 triệu chuyến hàng nguy hiểm mỗi năm, 3 loại hàng hóa được vận chuyển phổ biến nhất là chất lỏng dễ cháy, đá khô và pin lithium:
– Chất lỏng dễ chay bao gồm: xăng, axeton, toluen, dietyl ete, rượu
– Đá khô được sử dụng rộng rãi làm chất làm lạnh cho hàng hóa như thực phẩm đông lạnh và dược phẩm, bao gồm cả vaccine
– Pin Lithium là một trong những loại hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển phổ biến nhất. IATA có riêng Bộ hướng dẫn chi tiết về xử lý và khai thác cho vận chuyển pin lithium và các mặt hàng có chứa pin lithium.
Quy định của IATA về vận chuyển hàng nguy hiểm
IATA xây dựng bộ quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm (Dangerous Goods Regulations-DGR). Bộ quy định này được cập nhật theo từng năm. Để hàng hóa, vật liệu nguy hiểm được vận chuyển an toàn, tất cả các bên liên quan (bao gồm chủ hàng, nhân viên hàng không, đơn vị giao nhận) phải tuân thủ chặt chẽ bộ quy định DGR này.
Về cơ bản, hàng hóa nguy hiểm cần được chuẩn bị kỹ lưỡng như sau:
- Tuân thủ các yêu cầu cụ thể về đóng gói
- Chỉ sử dụng bao bì được phép theo Quy định DGR của IATA
- Đóng gói đúng số lượng cho mỗi kiện/gói
- Đảm bảo bên ngoài bao bì không chứa bất kỳ chất gây ô nhiễm nào
- Dán nhãn đúng cách cho từng kiện/gói hàng
- Điền chính xác Tờ khai về Hàng hóa Nguy hiểm cùng với Vận đơn hàng không-Airway bill
Tờ khai hàng hóa nguy hiểm
Mỗi chuyến hàng vật liệu nguy hiểm phải được kèm theo Tờ khai báo Hàng hóa Nguy hiểm của chủ hàng. Khi điền vào Tờ khai hàng hóa nguy hiểm, định dạng, ngôn ngữ, màu sắc và kích thước của tài liệu đều rất cụ thể và phải được tuân thủ. Dưới đây là các thông tin bắt buộc:
- Tên người gửi hàng
- Người nhận hàng
- Số vận đơn hàng không
- Sân bay khởi hành
- Sân bay đích
- Mô tả hàng hóa: số UN, số lượng, bản chất, số lượng hàng nguy hiểm được vận chuyển
- Số lượng và loại bao bì
- Hướng dẫn đóng gói
- Tên của bên ký kết
Hướng dẫn đóng gói và dán nhãn hàng nguy hiểm
-
Đóng gói hàng hóa nguy hiểm
Như đã đề cập trên đây, việc đóng gói hàng nguy hiểm thích hợp rất được quan tâm để vận chuyển vật liệu nguy hiểm một cách an toàn. Ưu tiên đảm bảo rằng bao bì của hàng hóa nguy hiểm được lắp ráp tốt và đủ chắc chắn. Có 3 nhóm vật liệu đóng gói:
- Nhóm I: dành cho các chất nguy hiểm cao
- Nhóm II: dành cho chất nguy hiểm trung bình
- Nhóm III: dành cho các chất có mức độ nguy hiểm thấp
Ngoài ra, chủ hàng phải đảm bảo rằng tất cả các thủ tục giấy tờ được điền đầy đủ và chính xác, thông tin rõ ràng, có chữ ký hợp lệ và lô hàng đã được chuẩn bị theo các quy tắc và quy định của IATA.
-
Dán nhãn hàng hóa nguy hiểm
Tất cả kiện hàng chứa hàng nguy hiểm phải được dán nhãn thích hợp để vận chuyển. Điều này bao gồm các nhãn để phân loại, xử lý và bất kỳ thông tin cần thiết nào khác. Các nhãn phải được dán ở nơi dễ nhìn và không có nhãn nào khác dán đè lên.
Nhãn phải được in trên chất kết dính, dính bên ngoài bao bì và có thể nhìn thấy rõ ràng. Chúng phải đáp ứng tất cả các thông số kỹ thuật: hình dạng, màu sắc, định dạng, ký hiệu và văn bản. Mỗi nhãn phải có phiên bản tiếng Anh ngoài ngôn ngữ xuất xứ.
VietSupplyChain một thành viên của VietAviation Logistics Group đã chia sẻ đến bạn những thông tin xoay quanh hàng nguy hiểm. Hy vọng lượng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong thực tiễn.
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ sau:


