Các loại hình dịch vụ Logistics hiện nay

các loại hình dịch vụ logistics

1- Logistics là gì?

Logistics là một chuỗi các hoạt động nhằm cung cấp. Vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất đến tay người tiêu dùng. Thông thường logistics sẽ bao gồm các hoạt động vận tải hàng hóa. Quản lý đội tàu, kho bãi, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu.

Nhiệm vụ của các công ty logistics là lên kế hoạch, kiểm soát quá trình di chuyển của hàng hoá từ nơi xuất phát đến địa điểm khách hàng yêu cầu. Nếu muốn tồn tại và phát triển trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp cần liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ, thời gian giao hàng và giá cả.

Ngoài hoạt động giao nhận, logistics còn rất nhiều các hoạt động khác như bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng bị hư hỏng,…

Ngày nay, hoạt động logistics giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào làm logistics hiệu quả đều có thể cắt giảm phần lớn chi phí vận chuyển. Gia tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh.

Chính vì vậy, không quá khó hiểu khi các doanh nghiệp đều dốc sức tìm hiểu logistics là gì và tìm cách thực hiện logistics sao cho hiệu quả nhất.

2- Các loại hình dịch vụ logistics hiện nay

2.1- Phân loại dịch vụ logistics

Logistics được đánh rất cao về tiềm năng phát triển. Vậy nên có rất nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics.
Ngành Logistics được chia làm 03 nhóm chính:

+ Giao nhận quốc tế, Kho bãi, Dịch vụ logistics bên thứ 3, thứ 4

Bốc xếp hàng hóa: đóng hàng lên container, dỡ hàng từ container.

Dịch vụ kho bãi: lưu giữ hàng hóa, cho thuê kho bãi.

Dịch vụ đại lý vận tải: thực hiện các thủ tục hải quan, bốc dỡ hàng, đóng gói hàng, đóng thùng gỗ chèn lót cho hàng hóa,…

Các dịch vụ bổ trợ khác như bảo quản hàng hóa lưu kho. Xử lý đơn hàng bị khách hoàn trả, kiểm tra hàng tồn kho. Kiểm tra và xử lý hàng hóa quá hạn, lỗi mốt, tái phân phối hàng hóa, cho thuê, mua bán container,…

+ Vận tải hàng hóa

vận tải hàng hóa
vận tải hàng hóa

Vận chuyển hàng hóa theo đường bộ bằng xe tải hoặc container.

Vận tải hàng hóa bằng đường sắt.

Vận chuyển hàng hóa đường biển nội địa.

Vận chuyển hàng hóa đường biển quốc tế.

Vận chuyển hàng hóa đường hàng không.

Chuyển phát nhanh nội địa.

Chuyển phát nhanh quốc tế.

+ Khai thác cảng
Dịch vụ xếp dở hang hóa
Lưu trữ hàng hóa tại cảng
Xử lý các thủ tục hải quan
Quản lý và vận chuyển hàng hóa
Các dịch vụ khác như: bưu chính, giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,…

2.2 – Phân loại rõ ràng chi tiết hơn từng dịch vụ thì đây là 07 dịch vụ chính trong ngành logisitcs:

Vận chuyển hàng hóa: Bao gồm vận chuyển biển, hàng không, đường bộ, đường sắt và đa phương tiện. Dịch vụ này đảm bảo chuyển hàng từ điểm xuất phát đến điểm đích một cách an toàn và hiệu quả.

Quản lý kho bãi: Bao gồm quản lý, vận hành và lưu trữ hàng hóa trong kho bãi. Dịch vụ này đảm bảo sự tổ chức, kiểm soát và theo dõi hàng hóa trong quá trình lưu trữ.

Dịch vụ giao hàng: Bao gồm dịch vụ giao hàng nhanh. Giao hàng tận nơi và giao hàng cùng ngày. Dịch vụ này tập trung vào việc chuyển giao hàng hóa từ điểm bán hàng hoặc kho bãi đến khách hàng cuối.

Logistics đa phương tiện: Bao gồm quản lý, vận hành và tích hợp các dịch vụ vận chuyển khác nhau như vận chuyển đa phương tiện. Vận tải kết hợp và vận tải đa chủng loại. Dịch vụ này nhằm tối ưu hóa sự kết hợp các phương tiện và giải pháp vận chuyển để đạt hiệu quả cao nhất.

Logistics hợp đồng: Bao gồm quản lý chuỗi cung ứng, dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu và tư vấn logistics. Dịch vụ này tập trung vào việc cung cấp các giải pháp tùy chỉnh và quản lý toàn diện cho khách hàng.

Logistics quốc tế: Bao gồm các dịch vụ logistics liên quốc gia và quốc tế,. Bao gồm quản lý vận tải quốc tế. Thông quan và tuân thủ quy định về xuất nhập khẩu.

Quản lý chuỗi cung ứng: Bao gồm quản lý, điều phối và tối ưu hóa hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng. Từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối cùng.

2.3- Các dịch vụ logistics phổ biến tại Việt Nam

Khi tìm hiểu logistics là gì bạn sẽ thấy rằng dịch vụ này đang phát triển rất mạnh tại Việt Nam. Trong đó các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh các dịch vụ như:

– Nhận hàng hóa.

– Vận chuyển hàng hóa.

– Lưu hàng hóa tại kho bãi.

– Làm thủ tục hải quan, hỗ trợ khách hàng.

– Hoàn tất các thủ tục liên quan đến giấy tờ nhập, xuất hàng.

– Tư vấn và hỗ trợ khách hàng từ A->Z.

– Đóng gói hàng hóa theo đúng quy định vận chuyển hàng quốc tế.

– Ghi mã ký hiệu, giao hàng trong nước và các dịch vụ khác.

Tuy nhiên, bất kể doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nào đi nữa cũng phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh tương ứng với dịch vụ đó.

Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet. Mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Thì họ còn phải tuân thủ thêm các quy định về thương mại điện tử bên cạnh các quy định kinh doanh dịch vụ logistics.

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics cũng có những quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh riêng.

III. Kết luận

Các chuyên gia dự tính chi phí logistics của Việt Nam vào khoảng 25% GDP của cả nước. Tức là cao hơn nhiều so với các nước như Mỹ, Trung Quốc hay Thái Lan. Điều này đã làm giảm hiệu quả quảng bá thị trường lao động giá rẻ của Việt Nam cũng như các nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu.

Nguyên nhân chính gây ra điều này là sự lạc hậu và quá tải của cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Cùng với đó là hệ thống quản lý hành chính phức tạp và các đơn vị sản xuất của Việt Nam cũng không đẩy mạnh sử dụng các dịch vụ 3PL của nước ngoài.

VIETAVIATION CARGO EXPRESS

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

☎ Hotline: 0842001900 – 0908.315.806

📍 Văn Phòng: 51B Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM

📫 Email: booking@vietaircargo.asia

🌐 Website: www.vietaircargo.asia

Leave Comments

0842001900
0842001900