Phân loại dịch vụ logistics theo Nghị định 163
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP, dịch vụ logistics được cung cấp bao gồm:
1. Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay;
2. Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển;
3. Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải;
4. Dịch vụ chuyển phát;
5. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa;
6. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan);
7. Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải;
8. Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng;
9. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển;
10. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa;
11. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt;
12. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ;
13. Dịch vụ vận tải hàng không;
14. Dịch vụ vận tải đa phương thức;
15. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật;
16. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác;
17. Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật Thương mại.
Bên cạnh đó, tháng 5/2007, Việt Nam cùng các nước thành viên ASEAN cũng đã nhất trí xây dựng lộ trình hội nhập ngành dịch vụ logistics trong ASEAN. Dịch vụ logistics trong ASEAN[4] gồm 11 phân ngành sau:
– Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa trong vận tải biển (có mã phân loại trong Bảng phân loại các hàng hóa và dịch vụ chủ yếu của Liên hiệp quốc là 741-CPC 741);
– Dịch vụ kho bãi (CPC 742);
– Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (CPC 748);
– Các dịch vụ bổ trợ khác (CPC 749);
– Dịch vụ chuyển phát (CPC 7512**);
– Dịch vụ đóng gói (CPC 876);
– Dịch vụ thông quan (không có trong phân loại của CPC);
– Dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển, loại trừ vận tải ven bờ;
– Dịch vụ vận tải hàng không (được đàm phán trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp về vận tải trong ASEAN);
– Dịch vụ vận tải đường sắt quốc tế (CPC 7112);
– Dịch vụ vận tải đường bộ quốc tế (CPC 7213).
Qua đây, có thể thấy, dịch vụ logistics đều được phân loại theo hướng từng ngành vận tải riêng biệt.
Một số dịch vụ logistics điển hình ở Việt Nam (Ảnh minh họa)
Một số dịch vụ logistics điển hình tại Việt Nam hiện nay
Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện đang phát triển khá mạnh mẽ, chủ yếu kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc 17 loại dịch vụ Logistics nêu trên như:
– Nhận hàng hóa.
– Vận chuyển hàng hóa.
– Lưu hàng hóa tại kho bãi.
– Làm thủ tục hải quan, hỗ trợ khách hàng.
– Hoàn tất các thủ tục liên quan đến giấy tờ nhập hàng/xuất hàng.
– Tư vấn khách hàng hỗ trợ từ A->Z.
– Đóng gói hàng hóa theo đúng quy định của ngành chuyển hàng quốc tế.
– Ghi mã ký hiệu, giao hàng trong nước và còn nhiều dịch vụ khác.
Tuy nhiên, dù kinh doanh dịch vụ logistics nào thì các doanh nghiệp logistics đều phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
VietSupplyChain một thành viên của VietAviation Logistics Group đã chia sẻ đến bạn những thông tin bạn. Hy vọng lượng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong thực tiễn.