Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong quan hệ kinh tế Trung Quốc

quan hệ kinh tế Trung Quốc

I. Cơ hội đối với Việt Nam trong quan hệ kinh tế Trung Quốc

1. Thị trường Trung Quốc 

Trung Quốc  là một thị trường khổng lồ mà bất cứ một doanh nghiệp ở một nước nào đó đều muốn xâm nhập và chiếm lĩnh. Với dân số hơn 1,3 tỷ người, thu nhập dân cư tiếp tục có xu hướng gia tăng. Nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng phục vụ đời sống thường ngày của dân cư luôn ở mức cao.

Thị trường Trung Quốc rất đa dạng do nhu cầu của các vùng, miền ở Trung Quốc có khác nhau. Các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền Trung có nhu cầu thường xuyên về rau quả nhiệt đới, thực phẩm, đồ uống chế biến từ nguyên liệu hoa quả nhiệt đới.

Miền Đông và các đặc khu kinh tế cần nhiều loại sản phẩm cao cấp từ các quốc gia láng giềng phía Nam. Có thể kể như đồ gỗ, thủy hải sản tươi sống, hoa quả nhiệt đới. Các tỉnh phía Nam và giáp biên thường xuyên có nhu cầu về than, khoáng sản.

Thị trường Trung Quốc hiện vẫn là một thị trường đang phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Ở các đô thị, trung tâm kinh tế, hệ thống chợ bán buôn, chợ đầu mối và hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích đang tiếp tục mở rộng.

2. Việt Nam là quốc gia láng giềng, có chung đường biên giới với Trung Quốc

Có nhiều lợi thế về vị trí địa lý so với nhiều nước khác trong khu vực, nhất là trong quan hệ thương mại biên giới.

Thời gian gần đây, một số tuyến đường giao thông quan trọng, cả đường bộ và đường sắt ở khu vực biên giới 2 nước đã. Đang và tiếp tục được cải tạo. Xây dựng mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển. Trao đổi hàng hóa giữa hai nước.

Hoạt động thương mại Việt Nam-Trung Quốc có thể tiến hành theo nhiều phương thức như: chính ngạch, buôn bán qua biên giới, tạm nhập-tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu. Trao đổi hàng hóa giữa cư dân biên giới 2 nước.

Nam cùng với các nước ASEAN đã, đang và tiếp tục triển khai hợp tác kinh tế toàn diện với Trung Quốc.

Ngay từ tháng 11/2002, các nhà lãnh đạo các nước ASEAN. Trong đó có Việt Nam và Trung Quốc đã ký “Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN” và đặc biệt với việc Khu vực Tự do Thương mại ASEAN – Trung Quốc chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2010 – đây sẽ là cơ hội cho nhiều mặt hàng của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Đặc biệt là các mặt hàng cao su tự nhiên, cà phê, chè, hải sản, dệt may, rau quả, gỗ, nhựa, dầu động – thực vật, sắn lát, tinh bột, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc,.…Ngoài ra còn có các loại tài nguyên, khoáng sản là nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất mà Trung Quốc luôn có nhu cầu nhập khẩu.

3. Nâng tầm quan hệ kinh tế Trung Quốc thành mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” là một mục tiêu quan trọng. 

Các bộ, ngành của 2 nước đã thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và điều chỉnh, bổ sung nội dung các hiệp định trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại. Từng bước tiến tới hoàn thiện hành lang pháp lý cho hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại giữa 2 nước.

Đặc biệt, Việt Nam và Trung Quốc nghiên cứu mở 2 hành lang kinh tế và vành đai kinh tế. Hành lang Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ (phía Việt Nam bao gồm 10 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị; với diện tích 58.452 km2 và 16,8 triệu dân. Phía Trung Quốc gồm: Cảng Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải, Ngọc Lâm của tỉnh Quảng Tây và Trạm Giang, Mạo Danh thuộc tỉnh Quảng Đông, và tỉnh Hải Nam với diện tích 113.876 km2 và 39,8 triệu dân). Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả 2 bên trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại.

II. Thách thức đối với Việt Nam trong quan hệ kinh tế Trung Quốc

quan hệ kinh tế Trung Quốc
quan hệ kinh tế Trung Quốc

1. Trong quan hệ thương mại giữa 2 nước

Thách thức lớn nhất của Việt Nam là tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Việt Nam đang nhập siêu lớn từ Trung Quốc và tình trạng này tiếp tục có xu hướng gia tăng. Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc thời gian qua vẫn chủ yếu là các mặt hàng nguyên liệu cho sản xuất (hóa chất, sắt thép,.v.v…), máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng công nghiệp. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc cũng chưa có chuyển biến tích cực, nhóm hàng nguyên, nhiên liệu vẫn chiếm khoảng 55%. Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 15% và nhóm hàng công nghiệp chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Ngoài ra, hoạt động thương mại biên giới thiếu tính ổn định và lành mạnh, tình trạng buôn lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn ra khá phổ biến trên toàn tuyến biên giới. Nhìn chung, các nhà sản xuất của Việt Nam sẽ đứng trước khó khăn lớn khi những hàng hóa giá rẻ có nguồn gốc Trung Quốc có thể tràn ngập thị trường nội địa thông qua con đường thương mại biên giới.

2. Trung Quốc ngày càng bỏ xa Việt Nam về trình độ phát triển.

Trung Quốc đang và tiếp tục dịch chuyển lên nấc thang cao hơn trong phân công lao động quốc tế. Điều này thể hiện rõ ở năng lực công nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc. Ở số lượng và chủng loại các sản phẩm hàng hóa công nghệ cao có nguồn gốc Trung Quốc được tiêu thụ trên thị trường thế giới.

Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc hợp tác trong khuôn khổ “Hai hành lang – một vành đai kinh tế” nhưng ngoại trừ Trạm Giang và Mạo Danh là vùng duyên hải khá phát triển của Trung Quốc thì 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây thuộc vùng phát triển trung bình kém của Trung Quốc. Sự phát triển của họ không cao hơn Việt Nam nhiều.

Việt Nam khó có thể đón nhận vốn đầu tư trực tiếp với kỹ thuật tiên tiến từ các doanh nghiệp ở khu vực này. Ngoài ra, Việt Nam có thể sẽ phải tiếp nhận nguồn hàng kém phẩm chất, hàng giả, hàng nhái của Trung Quốc qua con đường buôn lậu.

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam mở rộng và đẩy mạnh hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, điều quan trọng là hợp tác phải mang lại lợi ích cho cả 2 bên. Riêng với Việt Nam phải cố gắng để không bị thiệt hại

CÔNG TY TNHH VẬN TẢI HẬU CẦN HÀNG KHÔNG VIỆT

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

☎ Hotline: 0842001900 – 0908.315.806

📍 Văn Phòng: 51B Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM

📫 Email: booking@vietaircargo.asia

🌐 Website: www.vietaircargo.asia

 

Leave Comments

0842001900
0842001900