Cách tính cước vận chuyển hàng nặng

Cách tính cước vận chuyển hàng nặng

Cách tính cước vận chuyển hàng nặng giúp bạn dự tính được chi phí vận chuyển cho hàng hóa, từ đó lựa chọn được hình thức vận chuyển cho phù hợp.

Hàng nặng (Weight cargo) là hàng mà trọng lượng 1 tấn (1.000kg) có dung tích bằng hoặc nhỏ hơn 1 mét khối (M3). Đơn giá cước cho hàng nặng thường được tính trên cơ sở trọng lượng. Thuật ngữ này còn được gọi là “deadweight cargo”.

 

Quy định về cách tính chi phí vận chuyển:

Giá cước vận chuyển hàng hóa đã được chính phủ quy định rõ ràng mà bất cứ công ty vận tải; hoặc nhà xe nào cũng phải tuân theo.

Quy định về giá cước vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam dựa trên 2 yếu tố là khối lượng hàng hóa; và phương thức vận chuyển hàng. Đơn vị tính cước là T.Km.

Theo đó:

– Khối lượng hàng hóa tính cước là trọng lượng vận chuyển bao bì tính theo tấn (T)

– Khoảng cách tính cước vận chuyển là khoảng cách thực tế có hàng. Thông thường, khoảng cách tối thiểu là 1km.(Đơn vị tính: km)

 

Các phương thức vận chuyển hàng hóa hiện nay:

Khi muốn vận chuyển hàng hóa bắc nam bạn có thể thử bằng nhiều con đường khác nhau như đường bộ; đường thủy, đường sắt và đường hàng không.

Vận tải đường bộ: Hàng hóa được vận chuyển chủ yếu bằng xe khách; xe tải rất linh hoạt mà giá cả lại phải chăng nên được rất nhiều khách hàng lựa chọn.

Vận tải đường thủy: Tuy không được linh hoạt như phương thức vận chuyển đường bộ nhưng cách vận chuyển này cũng được nhiều người lựa chọn; vì giá rẻ và vận chuyển được khối lượng hàng lớn đi xa như xuất khẩu hoặc vận chuyển Bắc Nam.

 

Cách tính cước vận chuyển theo phương thức vận chuyển

Tương ứng với 4 phương thức vận chuyển hàng hóa được liệt kê ở trên; cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa cũng có sự khác biệt đáng kể.

Cách tính cước vận chuyển đường bộ

Như đã nói ở trên, quy định về cách tính cước phí vận chuyển hàng hóa

dựa trên 2 yếu tố. Áp dụng vào đó có thể có cách tính cước vận chuyển đường bộ như sau:

Cách tính cước vận chuyển đường bộ = Khối lượng hàng hóa X Đơn giá của từng vùng trả hàng so với nơi gửi hàng

Trong đó, khối lượng hàng hóa được tính bằng:

– Tính khối lượng thực cho các hàng hóa nhẹ cân (tức là công ty vận chuyển sẽ tiến hành cân hàng hóa đó)

– Tính khối lượng quy đổi cho các hàng hóa nặng, cồng kềnh (áp dụng công thức: (Dài x Rộng x Cao)/5000).

Với công thức này thì cách tính cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Cách tính cước phí vận chuyển hàng nặng bằng đường biển

 

Cách tính cước phí vận chuyển đường biển không cố định mà phải căn cứ vào khoảng cách; trọng lượng, hãng tàu, Forwarder (trung gian vận chuyển). Các doanh nghiệp có thể tính chi phí vận chuyển hàng hóa đường biển bằng cách dưới đây.

Đơn vị tính cước vận chuyển đường biển được áp dụng theo 2 phương thức:

Tính theo trọng lượng thực tế của hàng hóa vận chuyển (số kilogram)

Tính chi phí vận chuyển hàng hóa theo thể tích của hàng hóa (Cbm : cubic meter hay còn gọi là mét khối): Dựa vào công thức (Dài x Rộng x Cao)

Sau đó áp dụng theo quy chuẩn quốc tế sẽ có được cách tính cước phí vận chuyển đường biển như sau:

1 tấn < 3 CBM: hàng hóa nặng, cách tính áp dụng theo bảng giá KGS

1 tấn >= 3 CBM: hàng hóa nhẹ, cách tính áp dụng theo bảng giá CBM

Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không :

Vận chuyển hàng hóa đường hàng không
Vận chuyển hàng hóa đường hàng không

Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không được quy định một cách thống nhất tại các biểu cước.

Được thể hiện một cách chi tiết trong những quy định; quy quy tắc riêng về cách thức tính cước; và phát hành biểu cước hàng không TACT (The Air Cargo Tariff) của Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế IATA (International Air Transport Association):

Cước vận chuyển hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng hàng hóa

Lưu ý khi tính cước vận chuyển đường hàng không sẽ có sự so sánh giữa hai đơn vị đó là KGS và CBM; và toàn bộ được quy về theo KGS.

Trọng lượng: Cân nặng thực tế của đơn hàng (ĐVT: KGS)

Khối lượng: Cân nặng của đơn hàng sau khi quy đổi từ thể tích (công thức: (dài x rộng x cao)/5000 – ĐVT: KGS)

Nếu trọng lượng > khối lượng: Tính cước vận chuyển theo đơn giá KGS

Nếu trọng lượng < khối lượng: Tính cước vận chuyển theo đơn giá CBM

Cách tính cước vận chuyển hàng nặng bằng đường sắt :

Vận chuyển hàng hóa đường sắt
Vận chuyển hàng hóa đường sắt

Riêng cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt; đã được quy định cụ thể tại thông tư 83/2014 – Bộ giao thông vận tải

Hàng hóa lẻ tính theo trọng lượng thực tế, tối thiểu là 20 kg. Còn nếu trên 20 kg thì phần lẻ dưới 5kg được quy tròn là 5kg.

Hàng nguyên toa sẽ tính theo trọng tải kỹ thuật cho phép của tàu.

Nếu trong toa có nhiều hàng hóa với mức cước khác nhau người thuê vận tải sau khi tính riêng từng mặt hàng; sẽ đưa ra tổng trọng lượng của hàng hóa. Không được thiếu mặt hàng nào để tránh bị tính mức phí cao nhất.

Xem thêm: 

Chuyển phát nhanh đi Trung Quốc an toàn tiết kiệm

0842001900
0842001900