DOANH NGHIỆP LOGISTICS NỘI ĐỊA CÓ THẾ MẠNH RIÊNG VIETAVIATION

.Hiện nay thị trường logistics Việt Nam đã dỡ bỏ nhiều rào cản gia nhập. Tạo điều kiện cho các tập đoàn logistics lớn của nước ngoài như. DHL, DB Schenker, Maersk, Kuehne Nagel… gia nhập thị trường logistics của Việt Nam. Ở trong nước cùng với sự phát triển của thương mại điện tử. Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành logistics ngày càng khốc liệt. Trong những điều kiện như vậy, các doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ cần có chiến lược cạnh tranh phù hợp để tồn tại và phát triển.

Dù miếng bánh logistics ở Việt Nam đa phần rơi vào tay các FDI nhưng theo ông Dương Quang Duy, Giám đốc điều hành VietAviation Cargo  nhận định các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn có thế mạnh, lợi thế của riêng mình trước bối cảnh kinh tế nhiều biến động như hiện nay.

Từng là chuyên gia tư vấn chiến lược về xuất nhập khẩu, logistics cho các tập đoàn lớn trong và ngoài nước cũng như từng kinh qua giảng dạy chuyên môn quan hệ quốc tế cho nhiều trường đại học với học vị Thạc sĩ, ông Dương Quang Duy đã gom vốn kiến thức thành lập một start-up trong lĩnh vực logistics là VietAviation Cargo .

VIETAVIATION

Trước bối cảnh ngành logistics liên tục nóng lên với hàng loạt vấn đề chính trị thế giới đã tác động và đội mức giá vận chuyển lên khá cao, phóng viên Nhadautu.vn đã có buổi trao đổi với ông Dương Quang Duy về “chiến lược” cạnh tranh trên thị trường giao dịch hàng hoá quốc tế.

Hiện nay “miếng bánh” logistics tại Việt Nam đa phần nằm trong tay các doanh nghiệp FDI. Là một doanh nghiệp nội địa khởi nghiệp trong mảng này, VietAviation Logistics khởi nghiệp và tồn tại ra sao?

Ông Dương Quang Duy: Đúng là các công ty hậu cần quốc tế là những nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên  nghiệp. Tuy nhiên không phải cái gì họ cũng làm được. Các doanh nghiệp logistics Việt Nam sẽ có thế mạnh riêng của mình.

VietAviation là một start-up trong lĩnh vực logistics, chúng tôi có lối đi riêng. Triết lý của tôi là vận tải phải mang lại giá cước rẻ cho người Việt. Nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp của chúng ta nâng cao sức cạnh tranh tiến vào thị trường Trung Quốc. Tương lai là Ấn Độ.

Tôi hiểu rằng giá cước rẻ và vận chuyển nhanh là một ưu điểm để tồn tại và cạnh tranh. Hiện giá cước chuyển phát nhanh và vận tải logistics (bao gồm đường biển đường bay) của VietAviation ước tính rẻ hơn khoảng 15% so với các công ty logistics quốc tế trong ngành.

Tại sao ông lại chọn Trung Quốc làm thị trường phát triển quan trọng nhất? Quá trình này có thuận lợi, khó khăn gì?

Ông Dương Quang Duy: Hiện nay phục vụ vận chuyển các mặt hàng nông sản vốn là thế mạnh của nền nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Vì vậy, tôi có ước muốn xây dựng VietAviation Logistics thành cầu nối giúp các doanh nghiệp Việt Nam vững bước tiến vào thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cau và Đài Loan.

Điều này chúng tôi làm được nhờ chi phí giảm, phát triển đa dạng các dịch vụ hậu cần bởi bản thân chúng tôi có sự am hiểu nhất định về thị trường này cũng như nhận ra được tiềm năng giao thương cực kỳ lớn giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhất là lĩnh vực giao dịch nông sản, thực phẩm…

Bên cạnh những tác động ngoại cảnh từ tình hình chính trị – kinh tế trong và ngoài nước thì bản thân VietAviation là một start-up còn trẻ nên gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn đầu tư và khó tuyển người có kinh nghiệm vì giới hạn ngân sách đầu tư cho nguồn nhân lực.

Đồng thời, tôi nhận ra một điều, sinh viên năm cuối (nguồn nhân lực tương lai cho thị trường lao động) học lý thuyết tương đối tốt nhưng khi bước chân vào doanh nghiệp thực tập thì lại không làm được việc và doanh nghiệp phải cầm tay chỉ việc lại từ đầu. Thậm chí là rất chi tiết dẫn làm mất thời gian đào tạo lại.

Tuy nhiên tôi có một cam kết đồng hành cùng thế hệ trẻ, gen Z, và cũng mong các cơ quan chính phủ để ý đến đề nghị này và nâng cao trình độ nhân lực cho ngành logistics.

Theo Ông Dương Quang Duy chủ doanh nghiệp VietAviation

Ông Dương Quang Duy: Thực tế, giá dịch vụ cao do nhiều yếu tố gây nên như: bối cảnh địa chính trị quốc tế, chính sách đầu tư của nhà nước dành cho cơ sở hạ tầng, các rào cản kỹ thuật trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Vể các doanh nghiệp logistics nội địa. Cá nhân tôi đánh giá là họ rất năng động và giỏi xoay sở thích ứng.

Tuy nhiên, ở cấp độ cao hơn. Nên có sự can thiệp từ chính phủ, hỗ trợ các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Có như vậy lĩnh vực logistics nói riêng và chuỗi cung ứng của chúng ta mới phát triển nhanh chóng. Hội nhập sâu sắc vào nền kinh tế toàn cầu.

Bước đầu trong liên kết chuỗi cung ứng. VietAviation Cargo đã hợp tác với các đối tác lớn như Viettel và Ahamove. Nhằm tối ưu hóa công suất trên nền tảng cơ sở vật chất có sẵn.

Bên cạnh đó chúng tôi đào tạo hơn 60% nhân viên biết tiếng Trung, 80% giỏi tiếng Anh, khoảng 20% biết 3 thứ tiếng để dễ dàng trong đàm phán.

Trước khi khởi nghiệp, ông từng là giảng viên tại nhiều trường đại học. Ông nhận định ra sao về chất lượng nhân lực ngành logistics hiện nay?

Ông Dương Quang Duy: Tôi nghĩ các nhà cung cấp dịch vụ logistics cần phải đẩy mạnh huấn luyện. Tái đào tạo nâng cao năng xuất lao động nguồn nhân lực. Cụ thể là đào tạo nội bộ và áp dụng số hóa vào các hoạt động logistics.

Bởi như đã phân tích, đầu ra của lượng lao động lĩnh vực này còn tương đối thấp. Điểm yếu của các bạn trẻ Việt Nam đó là khả năng ngoại ngữ. Thực chiến và các kỹ năng mềm trong khi làm việc.

Trân trọng cảm ơn ông!

Thiên Kỳ – nhadautu.vn

 

 

 

 

0842001900
0842001900