1. Phí LSS là gì?
Phí LSS là phụ phí nhiên liệu; trong tiếng anh là Low Sulphur Surcharge; là phụ phí giảm thải lưu huỳnh, được áp dụng trong vận tải đường biển, hàng không đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Nguyễn nhân có sự xuất hiện của loại phí này là do lượng nhiên liệu hầm được sử dụng nhiều trong các tàu thương mại hiện nay có hàm lượng lưu huỳnh cao, rất có hại cho môi trường, vì vậy IMO đưa ra các biện pháp nhằm giảm tác động có hại của vận chuyển đến môi trường kể từ những năm 1960.
Có thể hiểu Phụ phí LSS là một phần của tiền cước; ai trả cước thì người đó phải trả phụ phí này, bất kể là cước trả trước hay trả sau.
Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) quy định từ ngày 01/01/2020; các tàu biển cỡ lớn vận chuyển hàng hóa vượt đại dương phải dùng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, chỉ ở mức 0,5% như dầu MGO (marine gasoil) hay dầu ULSFO (ultra-low-sulfur fuel oil) để thay thế cho loại dầu nặng (bunker) có hàm lượng lưu huỳnh 3,5% đang được sử dụng phổ biến hiện nay nhằm giảm lượng khí thải sulfur-dioxide (SO2) trong hoạt động vận tải biển (ngành vận tải biển toàn cầu hiện chiếm 13% lượng phát thải SO2 toàn cầu mỗi năm).
Như vậy, đã có sự thống nhất trong ngành vận tải biển là khách hàng sẽ chịu phần chi phí nhiên liệu tăng thêm miễn là người vận chuyển (hãng tàu) phải chứng minh rõ ràng; minh bạch chi phí họ phải chịu thêm để tàu hoạt động.
Có thể giá cước vận chuyển bằng tàu biển sẽ tăng vào đầu tháng sau (01/01/2020). Nhiều chủ hàng cho biết sẵn sàng chấp nhận trả chi phí tăng thêm này dưới dạng phụ phí nhiên liệu sử dụng nhiên liệu có độ lưu huỳnh thấp (Low Sulphur Surcharge – LSS)
Từ tháng 11/2019; các hãng tàu đã có thông báo thu phụ phí LSS. Doanh nghiệp hiểu và thể hiện sự đồng thuận với những quy định của IMO nhằm bảo vệ môi trường. Phụ phí LSS này được áp dụng tại cảng bốc hàng (Port of Loading – POL).
Phụ phí LSS được hãng tàu khác nhau sử dụng với các tên gọi khác nhau:
+ Phụ phí lưu huỳnh thấp (LSS)
+ Phụ phí nhiên liệu xanh (GFS)
+ Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải (ECA)
+ Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp (LSF)
2. Thông tin chi tiết về phí LSS – phụ phí giảm thải lưu huỳnh
Ước tính giá cước vận chuyển bằng tàu biển có thể sẽ tăng từ 01/01/2020. Nhiều chủ doanh nghiệp xuất nhập khẩu cho biết sẵn sàng chấp nhận trả chi phí tăng thêm này dưới dạng phụ phí nhiên liệu sử dụng nhiên liệu có độ lưu huỳnh thấp (Low Sulphur Surcharge – LSS).
Đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự thay đổi này là các hãng tàu container đã công bố thu thêm phụ phí nhằm tuân thủ theo tiêu chuẩn mới của IMO do họ phải chịu mức tăng chi phí ước tính lên tới 15 tỉ đô la Mỹ.
Hơn nữa, phụ phí LSS không phải là loại phụ phí mới. Vì nó đã được áp dụng trong một số tuyến dịch vụ nhất định có liên quan đến các vùng bờ biển nhạy cảm. Cho nên nhiều hãng tàu đã áp dụng mức thu phụ phí này từ nhiều năm trước. Vì sự thay đổi trong việc áp dụng mức giới hạn lưu huỳnh năm 2020 nên phụ phí LSS được áp dụng rộng rãi hơn trên nhiều tuyến dịch vụ tàu biển.
Trên thực tế:
Ở Việt Nam, ngày 02/03/2020, Tổng cục hải quan ban hành công văn 2008/TCHQ-TXNK trả lời về việc liên quan đến phụ phí giảm thải lưu huỳnh LSS sẽ được điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu nếu chưa có trong giá thực tế thanh toán của hàng hóa nhập khẩu. Theo đó; khoản phụ phí LSS là số tiền chi phí chi trả cho việc các phương tiện vận tải đi qua khu vực có áp dụng biện pháp kiểm soát khí thải trong quá trình vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến nước nhập khẩu.
Do thuộc phạm vi các chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên nên phụ phí LSS là khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
Cụ thể, nếu doanh nghiệp phải trả khoản phụ phí LSS và khoản tiền này chưa bao gồm trong tổng số tiền mà doanh nghiệp thực thanh toán cho người bán hàng hóa thì phải điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan hàng nhập khẩu. Trường hợp người khai hải quan phải nộp thuế giá trị gia tăng cho phụ phí LSS thì số tiền thuế giá trị gia tăng không phải tính vào trị giá hải quan.
3. Các biện pháp giúp đáp ứng các tiêu chí mới về LSS
Để hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chí mới; IMO đã tư vấn một số biện pháp như:
+ Hãng Tàu có thể đáp ứng yêu cầu bằng cách sử dụng dầu nhiên liệu tuân thủ lưu huỳnh thấp. Số lượng tàu ngày càng tăng cũng đang sử dụng khí đốt làm nhiên liệu khi đốt cháy dẫn đến lượng khí thải oxit lưu huỳnh không đáng kể. Điều này đã được IMO công nhận trong bộ luật quốc tế về tàu sử dụng Gas và nhiên liệu Flashpoint thấp khác (Mã IGF), được áp dụng vào năm 2015. Một loại nhiên liệu thay thế khác là methanol đang được sử dụng trên một số dịch vụ biển ngắn. học xuất nhập khẩu
+ Hãng tàu cũng có thể đáp ứng các yêu cầu phát thải lưu huỳnh bằng cách sử dụng các phương pháp tương đương đã được phê duyệt; chẳng hạn như hệ thống làm sạch khí thải hoặc máy lọc khí; mà làm sạch khí thải trước khi chúng được thải vào khí quyển. Trong trường hợp này; sự sắp xếp tương đương phải được sự chấp thuận của Cơ quan quản lý tàu (Quốc gia).
4. Phụ Phí LSS Bên Nào Chịu?
Không có quy định rõ ràng phụ phí LSS bên nào chịu; điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp xuất khẩu & nhập khẩu.
Vì vậy; doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa thì nên quy định phụ phí này do ai trả (người trả cước phải thanh toán) và thể hiện rõ nội dung này trên vận đơn; từ đó tạo cơ sở pháp lý để xác định ai phải trả phụ phí LSS.
5. Mức thu phí LSS là bao nhiêu?
Mức phí LSS đang được các hãng tàu thu riêng rẽ như một loại phí trên hóa đơn HOẶC cộng dồn vào cước biển (ocean freight) với mức 25-35 USD/container 20’ hàng khô và 50-70 USD/container 40’ hàng khô – hàng lạnh sẽ cao hơn.
6.Hàng xuất khẩu/nhập khẩu nước nào bị thu LSS ? Tại sao lúc có lúc không?
Hầu hết các tuyến vận chuyển đều bị hãng tàu tính LSS. Do luật giảm thiểu lưu huỳnh áp dụng cho tất cả các tàu; vận chuyển trên tất các các tuyến. Tùy tuyến vận chuyển dài hay ngắn mà LSS có mức dao động nhẹ.
Khi nhận hóa đơn từ hãng tàu và forwarder nhưng không thấy thu phí này; có nghĩa là phí này đã được cộng dồn vào cước tàu (ocean freight) hoặc vào BAF (Bunker Adjustment Factor – Phụ phí điều chỉnh giá nhiên liệu xăng dầu) để báo giá.
VẬN TẢI HẬU CẦN HÀNG KHÔNG VIỆT – GIÁ CƯỚC RẺ CHO NGƯỜI VIỆT
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ sau:
Chuyên vận chuyển hàng hoá quốc tế
Dịch vụ đặt mua và vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc
Dịch vụ gửi hàng đi Mỹ giá cước tốt nhất
Chuyển phát nhanh tuyến Việt – Trung cùng VAC
Chuyên gửi hàng đi Mỹ tại TP HCM
Chuyên vận chuyển hàng đến Trung Quốc
Gửi đồ cho người thân ở Mỹ cực tiện lợi
Mua hàng hộ Trung Quốc giá tốt – chất lượng
Chuyên order và nhập hàng từ Trung Quốc
Chuyên dịch vụ gửi hàng đi Mỹ giá tốt
Chuyên đặt hàng quảng châu gửi về Việt Nam giá rẻ
Gửi đa dạng mặt hàng đi Mỹ giá tốt
VietAViation chuyên vận chuyển hàng hoá đế Trung Quốc
Gửi hàng đi Mỹ nhanh chóng tại quận Tân Bình
Chuyên tìm kiếm nguồn hàng và hợp tác xưởng
Chuyển phát nhanh VietAViaiton uy tín
——————————————————-