MỘT SỐ LOẠI VẬN ĐƠN ĐẶT BIỆT TRONG LOGISTICS.

Bên cạnh các loại vận đơn (B/L) phổ biến như Seaway bill, Airway bill, trong hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều loại vận đơn đặc biệt mà bạn cần biết. Hãy cùng VietSupplyChain tìm hiểu thêm về các loại vận đơn đặc biệt này trong bài viết dưới đây nhé.

Vận đơn rút gọn (Short B/L):

Là vận đơn chỉ có nội dung ở mặt trước, mặt sau để trồng. Ở mặt trước; ngoài những điều khoản có trên tờ vận đơn bình thường; còn có nguồn dẫn chiếu để giải quyết khi có tranh chấp phát sinh.

B/L rút gọn thường được sử dụng khi thuê tàu chuyến vì ngoài vận đơn còn có hợp đồng thuê tàu chuyến như đã trình bày ở trên.

Vận đơn hải quan (Customs B/L):

Khi hàng chưa được bốc lên tàu mà phải nhập kho hải quan để làm thủ tục; thì Hải quan cấp cho chủ hàng một loại vận đơn gọi là vận đơn hải quan. B/L hải quan chỉ dùng để giải quyết thủ tục hải quan.

Vận đơn của người giao nhận (Forwarder B/L):

Theo truyền thống, thì vận đơn phải do người chuyên chở hay người đại diện cho họ cấp; tuy nhiên, ngày nay người giao nhận không chỉ làm đại lý, uỷ thác giao nhận hàng hóa đơn thuần; mà họ còn có thể cung cấp dịch vụ vận tải; nghĩa là họ có thêm chức năng vận tải (với vai trò là người chuyên chở hay MTO).

Khi cấp vận đơn, người giao nhận sử dụng thống nhất mẫu B/L do FIATA phát hành. FIATA là tên viết tắt của Liên đoàn Quốc tế các nhà giao nhận hàng hóa (Fédération Internationale Association de Transitaires et Assimiles).

Vận đơn của FIATA (FBL) đã được ICC và các Ngân hàng chấp nhận. FBL tạo nên một hợp đồng chuyên chở do người giao nhận cấp với tư cách là một pháp nhân có chức năng chuyên chờ hay người MTO; chứ không phải là đại lý giao nhận hàng hóa đơn thuần. Vì các công ty giao nhận hàng hoá có thể có chức năng là người chuyên chở hay người MTO; nhưng cũng có thể chỉ là đại lý giao nhận của người chuyên chở hay người MTO. Nếu là đại lý được ủy quyền của người chuyên chở hay người MTO; người giao nhận sẻ thay mặt họ phát hành vận đơn. Trong trường hợp này; người giao nhận phải dùng mẫu chứng từ có phi tên người chuyên chở/MTO cấp cho người gửi hàng.

Khi người giao nhận chỉ là đại lý giao nhận hàng hóa đơn thuần; tức không có chức năng chuyên chở và không được người chuyên chở/MTO uỷ quyền cấp B/L; thì khi giao nhận hàng hoá; người giao nhận cấp cho chủ hàng một biên lai nhận hàng (Forwarding Agents Certificate of ReceIpt – FCR, hay Forwarding Agents Certificate of Transport – FCT). FCR và FCT không phải là chứng từ vận tải; mà chỉ là biên lai nhận hàng của đại lý giao nhận. Do đó, người mua cũng như ngân hàng phát hành LC sẽ từ chối loại chứng từ này.

Vận đơn của bên thứ ba (third party BH of Lading):

Là vận đơn, trên đó người gửi hàng không phải là người hưởng lợi LC, mà là người khác. Theo phương thức Tín dụng chứng từ; người hưởng lợi LC thường là người bán; tức người giao hàng; và được thể hiện trên B/L là Consignor hay Shipper. Tuy nhiên, trường hợp LC chuyển nhượng; người thụ hưởng xuất trình chứng từ; trong đó vận đơn thể hiện người giao hàng là người khác (người thứ ba hay người được chuyển nhượng).

Vận đơn Container:

Tùy theo tính chất hàng gửi bằng container là nguyên hay lẻ, mà vận đơn có thể là vận đơn container nguyên hay vận đơn container lẻ.

– Vận đơn Container nguyên (Full Container Load – FCL):

Khi người chuyên chở nhận hàng trực tiếp từ người gửi hàng là những container nguyên đã được niêm phong kẹp chì; thì người chuyên chở sẽ cấp cho người gửi hàng một vận đơn gọi là Container Bill of Lading.

Thông thường, vận đơn container được cấp trước khi container được bốc lên tàu; do đó nó thuộc loại B/L nhận hàng để chở (Received for Shipment). Vì mới chỉ nhận hàng để chở; nên theo phương thức thanh toán LC các ngân hàng thường không chấp nhận thanh toán các B/L loại này; do đó, để được thanh toán thì trong LC phải có quy định “chấp nhận B/L nhận hàng để chở – Received for Shipment Bill of Lading Acceptable).

Nếu không quy định như vậy, thì sau khi container đã được bộc lên tàu; người gửi hàng phải yêu cầu người chuyên chở thay thế B/L “nhận hàng để chở” bằng vận đơn “đã bốc hàng lên tàu”; hoặc ghi chú thêm trên B/L là “Đã bốc hàng lên tàu – Shipped on Board”. Khi đã trở thành B/L “Đã bốc hàng lên tàu”; thì các ngân hàng sẽ chấp nhận và thanh toán.

– Vận đơn Container hàng lẻ (Less than Container Load – LCL):

Trong nhiều trường hợp, người gửi hàng không có đủ hàng để gửi nguyên container, do đó phải gửi chung hàng với những người khác trong cùng một container thì:

a/ Nếu người chuyên chở tiếp nhận hàng hóa để chở thì họ sẽ phát hành cho người gửi hàng một B/L container hàng lẻ (LCL/LCL), vận đơn này có chức năng tương tự như các loại B/L khác.

b/ Nếu người đại lý giao nhận đứng ra kinh doanh chuyên chở hàng lẻ, gom hàng từ các chủ hàng lẻ và thu xếp tổ chức vận chuyển, thì sẽ có 2 loại vận đơn được phát hành.

Thứ nhất, vận đơn của người chuyên chở cấp cho nhà đại lý gom hàng (Master Ocean B/L).

Sau khi nhận container, người chuyên chở sẽ phát hành cho người gom hàng một B/L nguyên (FCL/FCL). Trên B/L nguyên sẽ ghi người gửi hàng là đại lý giao nhận tại cảng gửi và người nhận hàng là đại lý của người gom hàng tại cảng đích. Loại vận đơn này chỉ dùng vào vận chuyển giao nhận hàng và điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa người chuyên
chở và người đại lý giao nhận mà không có chức năng thanh toán theo LC.

Thứ hai, vận đơn của người giao nhận hay người gom hàng (forwarder’s or House B/L).

Người giao nhận đứng trên danh nghĩa người thầu chuyên chở phát hành cho người chủ hàng lẻ vận đơn của mình hoặc vận đơn theo mẫu của FIATA (nếu người giao nhận là thành viên của FIATA).

Vận đơn bao gồm đủ các thông tin chi tiết cần thiết; trong đó người gửi hàng là chủ hàng lẻ (người xuất khẩu) và người nhận hàng là người nhập khẩu; người này sẽ xuất trình B/L cho đại diện hay đại lý người giao nhận để nhận hàng ở cảng đích. Thông thường, loại chứng từ này dùng trong thanh toán mua bán và giao dịch; nhưng để tránh trường hợp ngân hàng có thể từ chối chấp nhận chứng từ của người giao nhận; người xuất khẩu yêu cầu người nhập khẩu quy định trong LC: “Chứng từ của người giao nhận hoặc vận đơn FIATA được chấp nhận – House or Forwarder’s or FIATA B/L Acceptable”

Surrendered B/L:

Trong vận tải đường biển; Surrendered B/L xảy ra trong trường hợp giao hàng không cần xuất trình B/L gốc tại cảng đến.

Thông thường; hàng hóa sẽ được giao khi chủ hàng xuất trình một B/L gốc sau khi đã thanh toán các chi phí liên quan cho hãng tàu tại điểm đến. Vì một số lý do như thời gian hành trình vận chuyển ngăn nên việc chuẩn bị chứng từ không kịp hoặc do thỏa thuận giữa người mua và người bán về VIỆC nhận hàng tại cảng đến không cần xuất trình B/L gốc; chủ hàng có thể yêu cầu hãng tàu giao hàng tại cảng đến không cần B/L sau khi đã xuất trình bộ B/L gốc tại bất kỳ văn phòng nào của hãng tàu ngoài cảng đến (thường là cảng xếp hàng) và thanh toán mọi chi phí liên quan.

Văn phòng của hãng tàu tại nơi nhận B/L gốc sẽ gửi bức điện xác nhận việc thực hiện này cùng với chi tiết lô hàng cho văn phòng của hãng tàu tại cảng đến. Như vậy B/L gốc đã được surrendered. Trong trường hợp B/L; gốc chưa được phát hành; chủ hàng sẽ ghi chú “Surrender B/L” khi làm thủ tục với hãng tàu tại cảng đi và việc thông báo từ hãng tàu cho văn phòng tại cảng đến là giống như nói ở trên.

Switch B/L:

Switch Bill thường được dùng cho các gói hàng thuộc dạng “Cross trade” hoặc “Triangle”. Cross Trade liên quan đến không chỉ người mua và người bán; mà còn có người trung gian tham gia vào hoạt động mua bán. Ví dụ, người bán A ở Trung Quốc, đại lý B ở Singapore, người mua C ở Mỹ.

Nếu đại lý B (hoặc người trung gian) không muốn người bán A và người mua C biết nhau nhằm bảo vệ lợi ích của mình; thì Switch B/L sẽ được sử dụng. Hàng có thể được vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc; Mỹ hoặc qua Singapore (hoặc qua một nước khác).

Đây là Switch B/L đơn giản nhất. Có nhiều B/L phức tạp hơn phụ thuộc vào yêu cầu của các bên liên quan. Tuy nhiên xuất xứ hàng phải được làm rõ là Trung Quốc, không phải Singapore.

Tóm lại; vận đơn đường biển là chứng từ quan trọng không thể thiểu trong thương mại và thanh toán quốc tế. Để giảm thiểu rủi ro và các tranh chấp thì việc nhận biết và sử dụng tốt các loại vận đơn là yêu cầu tất yếu đối với tất cả các bên liên quan; đặc biệt là cán bộ ngân hàng làm công tác thanh toán quốc tế và những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu.

Hy vọng bài chia sẻ về các loại vận đơn của VietSupplyChain  sẽ hữu ích tới bạn đọc.

 

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ sau:

Chuyển phát nhanh quốc tế 

Vận chuyển hàng hoá đường bộ

Chuyển phát nhanh trong nước

Hãy liên hệ ngay đến số Hotline 084 200 1900 để được tư vấn dịch vụ chuyển phát nhanh

VIETAVIATION CARGO COMPANY

Liên hệ: 084 200 1900

Cơ sở: 47 Hậu Giang , phường 4, quận Tân Bình, TP HCM

Email: booking@vietaircargo.asia

Leave Comments

0842001900
0842001900