QUY TRÌNH THÔNG QUAN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU.

Thông quan hàng hóa là gì? Làm thế nào để xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa? Có bắt buộc phải làm thủ tục thông quan hàng hóa hay không? Hãy cùng VIETSUPPLY CHAIN theo dõi bài viết sau đây để tìm đáp án nhé.

1. Thông quan hàng hóa là gì? Vì sao cần phải thông quan hàng hóa?

Thông quan hàng hóa được hiểu đơn giản là quá trình xét duyệt hồ sơ và kiểm tra hàng hóa trước khi được nhập khẩu vào hoặc xuất khẩu ra một quốc gia nào đó. Đây là một bước quan trọng không thể thiếu trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhà xuất/nhập khẩu sau khi mở tờ khai hải quan và được phân luồng tờ khai thì sẽ tiến hành đóng thuế rồi thông quan hàng hóa.

Thông quan hàng hóa là nghĩa vụ mà nhà xuất/nhập khẩu hàng hóa phải thông báo cho chính phủ của quốc gia nhận vận chuyển hoặc xuất đi biết. Việc thông quan hàng hóa là một việc bắt buộc phải làm khi thực hiện giao dịch hàng hóa quốc tế.

2. Hàng hóa được thông quan khi nào?

Theo Luật Hải quan quy định, hàng hóa sẽ được thông quan trong các trường hợp sau đây:

– Sau khi cá nhân/doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục hải quan.

– Hàng hóa xuất/nhập khẩu được thông quan khi:

+ Được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế

+ Thuộc diện phải nộp thuế trước khi thông quan nhưng chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền phải nộp nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp.

– Hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành sẽ được thông quan sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật và có một trong các số chứng từ như: giấy thông báo miễn kiểm tra; kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với lô hàng được phép nhập khẩu hoặc kết quả kiểm tra chuyên ngành đáp ứng yêu cầu quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.

– Hàng hóa xuất/nhập khẩu chưa nộp thuế; đang trong thời gian chờ làm thủ tục xét miễn; miễn thuế; không thu thuế sẽ được thông quan trong các trường hợp sau đây:

+ Hàng hóa phục vụ trực tiếp cho an ninh; quốc phòng đã nộp đủ thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB); thuế bảo vệ môi trường và một số loại thuế khác theo quy định (nếu có).

+ Hàng hóa phòng chống thiên tai, cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo; dịch bệnh; viện trợ không hoàn lại nộp đủ các loại thuế có liên quan theo quy định của pháp luật đối với trường hợp thuộc đối tượng nộp thuế.

+ Hàng hóa được thanh toán bằng nguồn vốn của ngân sách nhà nước và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số tiền thuế chưa được thanh toán từ khoản ngân sách của nhà nước.

3. Danh mục hàng hóa phải tiến hành kiểm dịch trước khi thông quan

Theo TT 15/2018/TT-BNNPTNT có danh mục hàng hóa thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn.

Theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP có hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

4. Quy trình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

4.1. Quy trình thông quan hàng hóa nhập khẩu

Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu: Nếu là loại thông thường thì không cần lưu ý gì tuy nhiên, nếu hàng hóa bạn định nhập khẩu thuộc loại phải công bố hợp chuẩn hợp quy thì cá nhân/doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng cập bến cảng.

Bước 2: Kiểm tra bộ hồ sơ chứng từ hàng hóa. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gồm có: Hợp đồng thương mại (Sale Contract), phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List), giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O), vận đơn lô hàng (Bill of Lading), hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).

Bước 3: Khai tờ khai hải quan và truyền đi. Sau khi nhận được giấy báo hàng, doanh nghiệp cần khai tờ khai hải quan và truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu thông tin đầy đủ và chính xác.

Bước 4: Lấy lệnh giao hàng. Để lấy được lệnh giao hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị đủ bộ hồ sơ sau: bản sao CMND/ CCCD, bản sao vận đơn và bản gốc vận đơn có con dấu.

Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan. Sau khi doanh nghiệp truyền tờ khai hải quan đi, hệ thống sẽ tự phân luồng hàng hóa thành luồng xanh (doanh nghiệp in tờ khai và đóng thuế), đỏ (hàng bị kiểm hóa) hoặc vàng (đơn vị hải quan kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng).

Bước 6: Hoàn tất nghĩa vụ thuế và thủ tục hải quan. Doanh nghiệp phải nộp hai loại thuế là thuế VAT và thuế nhập khẩu, ngoài ra còn tùy vào loại hàng hóa nhập khẩu mà có thể sẽ nộp thêm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và thuế môi trường.

Bước 7: Vận chuyển hàng hóa về kho và bảo quản.

4.2. Quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu

Bước 1: Kiểm tra chính sách về hàng hóa và thuế. Bạn cần kiểm tra chính sách về hàng hóa và thuế để sớm xử lý các vấn đề liên quan, từ đó giúp cho hàng hóa xuất khẩu càng sớm càng tốt.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ chứng từ. Hồ sơ chứng từ phục vụ cho việc khai báo hải quan và thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa là: hợp đồng ngoại thương (Sale Contract), phiếu đóng gói (Packing List), hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), thỏa thuận lưu khoang (Booking Note), phơi phiếu (EIR), ngoài ra còn có một số giấy tờ khác đối với một số mặt hàng đặc thù phải kiểm tra chuyên ngành.

Bước 3: Tiến hành khai báo tờ khai hải quan và truyền đi

Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa. Sau khi tờ khai hải quan được truyền đi, hệ thống sẽ tự động phân luồng, việc hàng hóa của bạn được xuất nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào luồng hàng (luồng xanh ⇒ luồng vàng ⇒ luồng đỏ).

Bước 5: Thông quan và thanh lý tờ khai hải quan

5. Chi phí thông quan hàng hóa

Theo quy định của pháp luật; chi phí thông quan sẽ gồm có ba loại đó là: phí dịch vụ thông quan; lệ phí hải quan và thuế xuất nhập khẩu (tùy thuộc vào từng mặt hàng xuất/nhập khẩu)

6. Quy định về thời gian thông quan hàng hóa

Theo quy định của pháp luật, đến hết năm 2020; đối với hàng xuất khẩu thời gian thông quan qua biên giới được rút ngắn còn dưới 60 giờ; đối với hàng nhập khẩu là 80 giờ; trong đó thì thời gian thông quan của ngành hải quan sẽ dài hơn; đối với hàng xuất khẩu tối đa là 240 giờ còn hàng nhập khẩu là 288 giờ.

 

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ sau:

Chuyển phát nhanh quốc tế 

Vận chuyển hàng hoá đường bộ

Chuyển phát nhanh trong nước

Hãy liên hệ ngay đến số Hotline 084 200 1900 để được tư vấn dịch vụ chuyển phát nhanh

VIETAVIATION CARGO COMPANY

Liên hệ: 084 200 1900

Cơ sở: 47 Hậu Giang , phường 4, quận Tân Bình, TP HCM

Email: booking@vietaircargo.asia

Leave Comments

0842001900
0842001900