VƯỢT THÁCH THỨC ĐƯA NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM ĐỔI MỚI

Vượt thách thức đưa ngành logistics Việt Nam hướng đến “con đường màu xanh”

Vượt Khó Khăn Đưa Ngành Logistics Việt Nam Hướng Đến “Con Đường Màu Xanh”

Việt Nam đang đứng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi hàng đầu; với quy mô của ngành ước tính hơn 40 tỷ USD mỗi năm. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn; nhưng ngành logistics vẫn có đầy đủ các yếu tố cần thiết để phát triển bền vững..

Vượt thách thức đưa ngành logistics Việt Nam hướng đến “con đường màu xanh”

Vượt thách thức đưa ngành logistics Việt Nam hướng đến “con đường màu xanh”

Tại Hội nghị Logistics 2023 với chủ đề “Logistics Việt Nam – Con đường phía trước”; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông nhận định trong những năm vừa qua; Chính phủ Việt Nam đã tích cực chỉ đạo hoàn thiện thể chế; chính sách và hạ tầng cho lĩnh vực quan trọng này. Nhờ vậy, năng lực và vị thế của ngành logistics Việt Nam đang được cải thiện và có chiều hướng mở.

Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB); Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về chỉ số phát triển logistics; và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN chỉ sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Ngành Logistics Vẫn Còn Nhiều Khó Khăn Phải Đối Mặt

Doanh nghiệp logistics ở Việt Nam cũng tăng nhanh chóng về số lượng và cả chất lượng. Đến nay, có khoảng trên 3.000 doanh nghiệp vận tải và logistics trong nước; và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới đang cung ứng trọn gói dịch vụ từ khâu làm thủ tục giao nhận hàng cho đến khâu nộp thuế hay thanh toán tại Việt Nam.

Theo xếp hạng của Agility, năm 2022, Việt Nam xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng hằng năm của ngành logistics Việt Nam đạt khoảng 14 – 16%, quy mô 40 – 42 tỷ USD/năm.

Mặc dù vậy, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông nhận định; lĩnh vực logistics Việt Nam thực tế vẫn đang có một số tồn tại hạn chế và khó khăn.

Thứ nhất, thể chế, chính sách trong lĩnh vực logistics chưa rõ ràng. Khung khổ pháp lý trong lĩnh vực logistics được ban hành nhiều văn bản; tuy nhiên các chính sách cụ thể; chi các cụ thể các chủ trương trên lại không được thực thi hoặc bị chồng chéo.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và logistics còn hạn chế; chưa thể mở ra hành lang vận tải đa phương thức trong khi nhu cầu vận chuyển chất lượng cao đối với hàng hoá giữa các phương thức đang ngày càng lớn. Việt Nam đang thiếu những khu kho vận lớn có vị trí chiến lược; kết nối với hệ thống cảng hàng không, sân bay, đường cao tốc, cơ sở công nghiệp.

Thứ ba, hoạt động của các doanh nghiệp logistics còn nhiều khó khăn trên các phương diện mô hình kinh doanh; công nghệ, nguồn nhân lực… Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động logistics được đào tạo cơ bản còn thiếu và yếu; chưa thể đáp ứng nhu cầu; nhất là thiếu những chuyên viên logistics giỏi; có khả năng vận dụng và triển khai tại các doanh nghiệp.

Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

“Trong tổng số những doanh nghiệp nội địa hiện nay; có khoảng 93 – 95% người lao động không qua đào tạo chuyên nghiệp; đang làm công việc tại những chuỗi cung ứng nhỏ lẻ; bao gồm vận tải, kho bãi, xử lý hàng hoá. ..”; ông Trần Duy Đông cho biết thêm.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu; Bộ Công thương, thách thức của chúng ta hiện nay là năng lực doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics của Việt Nam còn rất hạn chế. Trong đó, phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên không có đủ năng lực cạnh tranh.

Nhưng chúng ta cũng có thể thấy được rằng; dịch vụ hàng hoá logistics của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ mới ở biên giới Việt Nam; chưa đột phá ra nước ngoài. Đây được coi là rào cản lớn với doanh nghiệp logistics trong nước “;ông Hải cho biết.

Cũng theo ông Hải, logistics của Việt Nam đã nhìn thấy “con đường phát triển màu xanh”; tuy nhiên chúng ta cũng cần nỗ lực để đẩy mạnh; phát triển lĩnh vực logistics hơn nữa trong thời gian tới đây.

Hạ Mặt Bằng Chi Phí Vận Tải Thúc Đẩy Phát Triển Hạ Tầng Cơ Bản

Dưới góc độ quản lý nhà nước, bà Phạm Thị Bích Huệ; Nhà sáng lập, Chủ tịch Công ty Western Pacific; đề xuất để ngành logistics Việt Nam đi lên theo “con đường màu xanh” cần phải cắt giảm chi phí logistics trên tổng GDP của đất nước.

“Hiện chi phí vận tải trên tổng chi phí Logistics của Việt Nam đang ở mức khá cao; chiếm khoảng hơn 60%, cao khoảng gấp đôi so với các quốc gia khác chi phí vận tải đang chiếm khoảng 30 – 40% tổng chi phí logistics”, bà Huệ cho biết thêm.

Bà Phạm Thị Bích Huệ, Sáng lập, Chủ tịch Công ty Western Pacific
Bà Phạm Thị Bích Huệ, Sáng lập, Chủ tịch Công ty Western Pacific

Đã đến lúc Chính phủ cần định danh lại cho ngành logistics  bản chất từ “logistics” đã và đang rất rộng lớngồm nhiều ngành; nghề, lĩnh vực từ cơ sở hạ tầng, dịch vụ, nhân lực,… Theo đó, việc định danh, cụ thể hoá ngành không những giúp minh bạch về pháp lý; giúp doanh nghiệp an tâm hơn mà còn giúp thu hút đầu tư từ những “đại bàng” ngành logistics trên toàn cầu.

Tuy nhiên, bà Huệ cũng thừa nhận rằng việc quản lý ngành logistics không phải là dễ dàng. Bởi đây là ngành có sự thay đổi theo từng ngày, từng tháng, từng quý,… “Việc luật hoá cho ngành sẽ khó khăn nếu chạy theo, nhưng chúng ta nên có sự thích ứng tương đối với sự thay đổi của ngành logistics”; bà Huệ nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, một số vùng kinh tế  ít sự quan tâm của đầu tư nước ngoài; nếu tạo được hiệu ứng đầu tư lớn thì nên xây dựng thêm hệ thống ICD (hệ thống nối dài của cảng biển) nhằm thu hút đầu tư FDI.

Cơ Hội của thị trường Việt Nam đối với Quốc Tế

Mặc khác, theo ông Elias Abraham, Giám đốc điều hành Công ty Zim Intergrated Shipping; đến nay Việt Nam hiện đã có hơn 200 tuyến đến từ khu vực châu Âu và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, logistics Việt Nam cần mở thêm nhiều thị trường mới. Ngoài Hoa Kỳ; châu Âu thì Việt Nam cần mở rộng thêm thị trường Australia, Nam Mỹ và vùng Địa Trung Hải… Bởi đây là những thị trường mà Việt Nam chưa thể có những tuyến đường sắt, lộ trình phù hợp.

“Vai trò của Chính phủ là vô cùng quan trọng đối với việc tạo dựng mối quan hệ; những thuận lợi trong việc xuất, nhập… với những khách hàng mới; cơ hội mới đối với ngành logistics“, ông Elias Abraham nhấn mạnh.

Ngoài ra, Việt Nam cần chú trọng vào những cảng biển loại 2; loại 3 như ở Quảng Bình, Long An, Phú Yên, Quảng Nam… Đây đều là các khu vực đang  sự tăng trưởng mới. Tuy nhiên, hiện các hãng tàu vẫn không muốn vào khu vực này do cơ sở hạ tầng không đảm bảomặc dù nhu cầu là có.

Hiện hàng hoá chỉ đi qua những khu cảng lớn nên không thể di chuyển đường bộ với một quãng đường dài, chi phí vô cùng đắt đỏ…  không có giải pháp khác. Do đó, những cảng loại 2, loại 3 sẽ là những ưu tiên trong thời gian tới.

 

Muốn biết thêm thông tin, hãy liên hệ qua:

VẬN TẢI HẬU CẦN HÀNG KHÔNG VIỆT – GIÁ CƯỚC RẺ CHO NGƯỜI VIỆT

———————————————————————————————————————————————–

VIETAVIATION CARGO COMPANY
☎ Tel/zalo: 0944419368 – Mr.Thành
? Văn phòng: 51B Hồng Hà , phường 2, quận Tân Bình, TP HCM
? Email: agency@vietairfreight.com
Tham khảo nhiều thông tin về logistics qua: Vietsupplychain ; Vietairfreight
XEM THÊM:

Leave Comments

0842001900
0842001900